Đột quỵ là vấn đề của người cao tuổi nhưng đột quỵ ở người trẻ ngày càng trở nên phổ biến. Tìm hiểu về tỷ lệ, nguyên nhân và cách phòng ngừa đột quỵ giúp bạn bảo vệ sức khỏe.
1. Tỷ lệ đột quỵ tại Việt Nam 2024
Theo các chuyên gia y tế, Việt Nam hiện ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ mỗi năm. Trong đó, gần 50% trường hợp tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Đáng chú ý, tỷ lệ nay có xu hướng gia tăng ở người trẻ, trở thành vấn đề đáng báo động. Đột quỵ đứng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong, chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư.
Bối cảnh này đặt ra yêu cầu cấp thiết về nâng cao nhận thức và phòng ngừa đột quỵ ngay từ sớm.
2. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ
Theo các thống kê y tế gần đây, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tại Việt Nam đang chiếm khoảng 15-20% tổng số ca đột quỵ. Độ tuổi từ 18 đến 45 tuổi được xác định là nhóm có nguy cơ gia tăng nhanh nhất.
Nhịp sống hiện đại với thói quen sinh hoạt không lành mạnh như: thiếu vận động, chế độ ăn uống không khoa học, căng thẳng kéo dài. Còn có yếu tố di truyền, là những nguyên nhân chính khiến tình trạng đột quỵ ở người trẻ tăng cao.
3. Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ là rất quan trọng để cứu sống người bệnh. Một số biểu hiện cần đặc biệt lưu ý bao gồm:
Đột ngột tê hoặc yếu ở mặt, tay hoặc chân, thường chỉ xảy ra ở một bên cơ thể.
Nói khó, nói lắp hoặc không thể hiểu được lời nói của người khác.
Thị lực giảm sút hoặc mờ mắt ở một hoặc cả hai bên.
Đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.
Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc không thể đi lại bình thường.
Nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu nào trên. Hãy liên hệ cấp cứu ngay lập tức để được hỗ trợ kịp thời.
4. Nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi
Người trẻ có nguy cơ đột quỵ cao thường do những nguyên nhân chính sau đây:
4.1. Tăng huyết áp: Là yếu tố nguy cơ hàng đầu nhưng thường bị bỏ qua ở người trẻ.
4.2. Lối sống không lành mạnh: Hút thuốc, uống rượu bia, ăn uống thiếu khoa học và lười vận động.
4.3. Căng thẳng và mất ngủ kéo dài: Dẫn đến rối loạn tuần hoàn máu não.
4.4. Bệnh lý tim mạch: Như rung nhĩ, hẹp van tim hoặc các dị tật bẩm sinh.
4.5. Mỡ máu cao: Gây tắc nghẽn mạch máu, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và vỡ mạch máu não.
4.6. Di truyền: Người có tiền sử gia đình bị đột quỵ có nguy cơ cao hơn.
Ngoài ra, sử dụng chất kích thích hoặc các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Là một trong những là yếu tố góp phần tăng nguy cơ đột quỵ ở nhóm tuổi này.
5. Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ
Để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả dưới đây:
5.1. Thay đổi lối sống
Ăn uống lành mạnh: Ưu tiên rau xanh, trái cây, các loại hạt và thực phẩm giàu omega-3. Hạn chế muối, đường và chất béo bão hòa.
Tập thể dục đều đặn: Chỉ cần 30 phút mỗi ngày cũng giúp cải thiện tuần hoàn máu.
Tránh thuốc lá và rượu bia: Đây là hai yếu tố gây hại lớn cho hệ tim mạch.
5.2. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe tổng quát định kỳ giúp phát hiện và kiểm soát các bệnh lý hiện có. Từ đó, hạn chế tối đa các nguy cơ bệnh nền có thể là nguyên nhân gây ra đột quỵ ở người trẻ.
Các biến cố sức khỏe có thể xảy ra do các bệnh lý mạn tính không được kiểm soát tốt. Các tình trạng tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid… có thể diễn tiến trong nhiều năm mà không có triệu chứng gì. Tăng huyết áp có thể dẫn đến đột quỵ xuất huyết não. Tình trạng xơ vữa động mạch làm hạn chế máu lưu thông hoặc xuất hiện cục máu đông. Gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến nhồi máu cơ tim hay đột quỵ nhồi máu não. Các yếu tố này, nếu bạn không đi khám thì không thể phát hiện được.
Do đó, tất cả mọi người nên đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ để kịp thời ngăn chặn các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ ở người trẻ, đặc biệt là những người có bệnh lý nền.
5.3. Quản lý căng thẳng
Thực hành các phương pháp thư giãn như yoga, thiền định hoặc hít thở sâu để giảm áp lực trong cuộc sống.
Ghi nhận điều tích cực: Tìm kiếm và ghi nhận những điều tích cực xung quanh mình. Vào cuối ngày, bạn thử viết ra 3 chuyện tốt đã diễn ra trong ngày. Việc này sẽ tạo cho bạn cảm giác vui sướng, tự hào và sống tích cực hơn.
Kiểm soát cảm xúc: Kiểm soát cảm xúc tốt sẽ giúp bạn chủ động hơn trong mọi tình huống. Mất kiểm soát cảm xúc thuộc một trong những nguyên nhân chính khiến người bệnh stress và mệt mỏi. Vì vậy, chính bạn cần kiểm soát cảm xúc hoặc đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
5.4. Sử dụng thực phẩm bổ sung hỗ trợ sức khỏe

Các sản phẩm bổ sung có chứa Nattokinase, DHA, EPA như Biken Kinase Gold. Hỗ trợ làm tan cục máu đông, bảo vệ mạch máu và giảm nguy cơ đột quỵ hiệu quả.
Biken Kinase Gold là viên uống phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ đến từ Nhật Bản do công ty TNHH Noah Legend nhập khẩu và phân phối chính hãng tại Việt Nam. Với cơ chế làm tiêu sợi huyết bằng enzym nattokinase, sản phẩm phát huy hiệu quả đối với những người có nguy cơ cao gây nên đột quỵ do cục máu đông.
5.5. Nhận biết dấu hiệu đột quỵ
Ghi nhớ nguyên tắc FAST (Face – Mặt, Arm – Tay, Speech – Lời nói, Time – Thời gian) để phát hiện sớm đột quỵ và cấp cứu kịp thời để ngăn ngừa đột quỵ ở người trẻ tuổi. Hiểu rõ tỷ lệ, nguyên nhân và cách phòng ngừa sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe một cách chủ động. Đừng để đột quỵ cướp đi mạng sống của chính bạn và những người thân!