Title Banner with Sidebar
Tháng Mười 8, 2024

Đái tháo đường là bệnh nền tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ. Hiện nay người bị tiểu đường tăng cao nhưng không được phát hiện kịp thời khiến cho người bệnh phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng.

1. Bệnh đái tháo đường là gì?

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), hay còn gọi là tiểu đường, là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, với đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose huyết mạn tính gây tổn thương đến nhiều cơ quan như tim, mạch máu, thận, mắt, thần kinh, và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Phân loại chính của bệnh đái tháo đường gồm:

ĐTĐ type 1: Do phá hủy tế bào beta của tụy, dẫn đến thiếu hụt insulin tuyệt đối.

ĐTĐ type 2: Liên quan đến giảm chức năng tế bào beta trên nền tảng đề kháng insulin.

ĐTĐ thai kỳ: Xảy ra trong thời kỳ mang thai, thường ở 3 tháng cuối, và không có tiền sử mắc ĐTĐ trước đó.

ĐTĐ do các nguyên nhân khác: Gồm đái tháo đường sơ sinh, hoặc do sử dụng thuốc như glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS…

Phân loại chính của tiểu đường
Phân loại chính của tiểu đường

2. Chẩn đoán bệnh tiểu đường

2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA), bệnh ĐTĐ được chẩn đoán dựa trên 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:

– Glucose huyết tương lúc đói (FPG) ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L).

– Glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L).

– HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol).

– Glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L) ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết.

Nếu không có triệu chứng kinh điển, cần làm lại xét nghiệm lần thứ hai để xác nhận.

2.2. Chẩn đoán tiền đái tháo đường

Tiền đường được chẩn đoán khi có các rối loạn:

Glucose huyết đói từ 100 đến 125 mg/dL (5,6-6,9 mmol/L).

Glucose huyết sau 2 giờ nghiệm pháp dung nạp từ 140 đến 199 mg/dL (7,8-11 mmol/L).

HbA1c từ 5,7% đến 6,4% (39-47 mmol/mol).

3. Triệu chứng bệnh đái tháo đường

Các triệu chứng điển hình bao gồm:

– Tiểu nhiều, khát nhiều, đói nhiều dù đã ăn.

– Mệt mỏi, nhìn mờ, chậm lành vết thương.

– Giảm cân không rõ nguyên nhân (ĐTĐ type 1).

– Ngứa ran, tê bì ở tay hoặc chân (ĐTĐ type 2).

4. Biến chứng bệnh đái tháo đường

4.1. Biến chứng tim mạch

Bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ do mạch máu bị tổn thương bởi tăng đường huyết.

4.2. Biến chứng thận

Tăng glucose máu gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận, có thể dẫn đến suy thận.

4.3. Biến chứng thần kinh

Tổn thương thần kinh do ĐTĐ ảnh hưởng đến các chi, đặc biệt là chân, có thể dẫn đến cắt cụt chi nếu không được kiểm soát kịp thời.

4.4. Biến chứng mắt

Bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ cao mắc bệnh võng mạc, có thể gây mù nếu không kiểm soát đường huyết và lipid máu tốt.

5. Tầm soát bệnh đái tháo đường

Nên tầm soát ĐTĐ ở người có BMI ≥ 23 kg/m² hoặc cân nặng lớn hơn 120% cân nặng lý tưởng, kèm các yếu tố nguy cơ như ít vận động, gia đình có tiền sử bệnh, hoặc có các triệu chứng rối loạn glucose huyết.

6. Dấu hiệu nhận biết tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường là giai đoạn tiền đề trước khi chuyển thành ĐTĐ type 2, với nguy cơ cao dẫn đến các biến chứng tim mạch và các biến chứng khác nếu không được điều trị kịp thời.

Việc kiểm soát sớm và duy trì lối sống lành mạnh là cách tốt nhất để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh đái tháo đường.

7. Cách phòng ngừa và điều trị đái tháo đường

Để phòng ngừa đái tháo đường, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và vận động thường xuyên là rất quan trọng. 

Hạn chế đường, chất béo bão hòa và thức ăn chế biến sẵn.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm.

Bổ sung nattokinase để giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.

Nattokinase
Nattokinase giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.

8. Nattokinase ngăn biến chứng của đái tháo đường:

Phòng ngừa hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

– Hỗ trợ chống xơ vữa động mạch và viêm nội mạch.

– Giảm sự tích tụ amyloid trong mạch máu, ngăn ngừa xơ vữa và hẹp động mạch.

– Giảm nguy cơ hoại tử chi.

– Giảm mỡ máu cao, mỡ gan và cholesterol.

– Giảm amyloid tại mô tụy và mô thận.

– Ức chế enzyme AChE, giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa huyết áp cao.

– Giảm nguy cơ suy thận.

– Hỗ trợ giảm nguy cơ bệnh Alzheimer và các biến chứng thần kinh.

– Giảm thiểu nguy cơ thiếu máu cục bộ ở võng mạc và hoàng điểm, phòng ngừa nguy cơ mù lòa.

Tuy nhiên, enzym nattokinase có trong natto có mùi vị đặc trưng, không phải ai cũng sử dụng thường xuyên được. Có thể bổ sung enzym nattokinase có trong Biken Kinase Gold, chứa hàm lượng nattokinase chuẩn JNKA cao nhất thị trường (6000Fu/ngày).

Biken Kinase Gold  là sự lựa chọn hàng đầu cho những ai mong muốn bảo vệ sức khỏe tim mạch và não bộ một

Biken Kinase Gold có hàm lượng nattokinase chuẩn JNKA, lên đến 6000Fu/ngày
Biken Kinase Gold có hàm lượng nattokinase chuẩn JNKA cao, lên đến 6000Fu/ngày.

cách hiệu quả và an toàn. Với công nghệ đột phá tách K2 trong nattokinase, kết hợp cùng chiết xuất dầu cá giàu DHA và EPA. Biken Kinase Gold – sản phẩm chuẩn Nhật, hỗ trợ làm giảm biến chứng của đái tháo đường. Đặc biệt, phòng ngừa và điều trị đột quỵ hiệu quả. 

Biken Kinase Goldsản phẩm chuẩn Nhật. Đảm bảo chất lượng cao, sản xuất theo tiêu chuẩn GMP và được cấp phép bởi Bộ Y tế Nhật Bản. Được phân phối độc quyền bởi công ty Noah Legend, Biken Kinase Gold mang đến sự yên tâm tuyệt đối cho người sử dụng. Giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và não bộ một cách toàn diện. Hãy lựa chọn Biken Kinase Gold để chăm sóc sức khỏe toàn diện và sống khỏe mạnh hơn hằng ngày!

Nếu đã mắc bệnh, bệnh nhân cần kiểm soát lượng đường trong máu qua việc điều chỉnh chế độ ăn, tuân thủ tập luyện theo phác đồ điều trị của Bác sĩ và bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe.