Cục máu đông có thể xuất hiện trong nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể. Là nguyên nhân chính gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm, trong đó có đột quỵ. Việc nhận diện các triệu chứng của cục máu đông giúp chúng ta phát hiện sớm. Từ đó, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
1. Nguyên nhân gây ra cục máu đông
Cục máu đông (CMĐ) hình thành khi dòng máu tiếp xúc với các chất trong thành mạch máu hoặc trên da. Quá trình này thường diễn ra khi thành mạch máu bị tổn thương, gây rò rỉ tế bào máu ra ngoài. Các yếu tố rủi ro bao gồm lối sống ít vận động, hút thuốc lá, dùng thuốc tránh thai hoặc sau phẫu thuật. Nếu không được kiểm soát kịp thời, cục máu đông có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
2. Các biểu hiện của cục máu đông
Việc nhận biết các triệu chứng của cục máu đông ở từng vị trí khác nhau của cơ thể là rất quan trọng. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến theo từng vùng cơ thể:
2.1. Triệu chứng ở chân tay
Cục máu đông ở chân tay thường xuất hiện trong tĩnh mạch sâu và được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Nếu không được điều trị kịp thời, CMĐ có thể di chuyển đến tim hoặc phổi, gây nguy hiểm cho tính mạng. Một số triệu chứng bao gồm:
– Sưng tấy: Khu vực CMĐ có thể sưng đỏ, toàn bộ chân hoặc cánh tay có thể bị sưng.
– Thay đổi màu sắc da: Vùng da tại chỗ CMĐ có thể trở nên đỏ hoặc xanh, nóng và ngứa.
– Đau đớn: Mức độ đau từ nhẹ đến dữ dội khi CMĐ phát triển.
– Khó thở: Khi CMĐ di chuyển lên phổi, gây ra thuyên tắc phổi, kèm theo ho, đau ngực hoặc chóng mặt.
2.2. Triệu chứng ở tim
Cục máu đông ở tim gây ra nhồi máu cơ tim. Một tình trạng cấp cứu cần được xử lý nhanh chóng. Các triệu chứng bao gồm:
– Đau ngực dữ dội lan ra cánh tay.
– Khó thở.
– Đổ mồ hôi nhiều.
2.3. Triệu chứng ở phổi
Khi cục máu đông từ chân tay di chuyển lên phổi, gây ra thuyên tắc phổi. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm:
– Khó thở đột ngột.
– Đau ngực.
– Ho và có thể ho ra máu.
– Chóng mặt và đổ mồ hôi nhiều.
2.4. Triệu chứng ở não
Cục máu đông ở não có thể gây đột quỵ. Đặc biệt nguy hiểm nếu CMĐ hình thành do tổn thương mạch máu hoặc di chuyển từ vùng khác trong cơ thể lên não. Triệu chứng bao gồm:
– Vấn đề với tầm nhìn hoặc giọng nói.
– Động kinh.
– Yếu liệt một bên cơ thể.
2.5. Triệu chứng ở bụng
Cục máu đông ở bụng có thể do các tình trạng như viêm ruột thừa, bệnh lý gan, hoặc sử dụng thuốc tránh thai. Dấu hiệu bao gồm:
– Buồn nôn hoặc nôn.
– Đau bụng dữ dội, đặc biệt sau khi ăn.
– Phân có máu.
– Đầy hơi và khó chịu.
2.6. Triệu chứng ở thận
Cục máu đông ở thận gây cản trở quá trình loại bỏ chất thải, dẫn đến cao huyết áp và có thể gây suy thận. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
– Đau bên bụng, chân hoặc đùi.
– Có máu trong nước tiểu.
– Sốt, buồn nôn hoặc nôn.
– Phù chân.
– Khó thở.
3. Phòng ngừa cục máu đông để tránh đột quỵ
Nhận biết sớm và điều trị CMĐ kịp thời giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như thuyên tắc phổi hay đột quỵ. Để phòng ngừa, bạn cần:
– Duy trì lối sống lành mạnh.
– Thường xuyên vận động phù hợp với thể trạng.
– Uống đủ nước.
– Hạn chế các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá.
– Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài.
– Bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có khả năng làm tan cục máu đông.
Hiện nay, trên thị trường có Biken Kinase Gold chứa Nattokinase cao nhất thị trường (6000Fu/ngày). Nattokinase có khả năng phân giải huyết khối mạnh hơn gấp 4 lần plasmin – enzym nội sinh của cơ thể. Ở nồng độ 2836 FU, Nattokinase phân giải 88% huyết khối trong vòng 6 giờ. Ngoài ra, Biken Kinase Gold còn chứa dầu tía tô, quercetin, DHA & EPA. Nhờ đó, hỗ trợ ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm mỡ máu, bổ não và tăng cường trí nhớ.
Nhận diện các triệu chứng cục máu đông sớm giúp ngăn ngừa được nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt là đột quỵ. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe bằng cách chú ý đến các dấu hiệu bất thường của cơ thể, thăm khám y tế kịp thời và bổ sung các thực phẩm có khả năng làm tan cục máu đông, bảo vệ thành mạch.