Mỡ máu cao, hay còn gọi là lipid máu, là một trong những yếu tố hàng đầu gây ra đột quỵ. Đây là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà nhiều người không chú ý. Vậy mỡ máu là gì và tại sao nó lại nguy hiểm đến thế? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, biến chứng và các cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của bạn.
1. Mỡ máu là gì?
Mỡ máu (lipid máu) là thành phần quan trọng trong cơ thể, bao gồm cholesterol và triglycerides. Tuy nhiên, khi nồng độ lipid trong máu quá cao. Đặc biệt là cholesterol xấu (LDL) và triglycerides, sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Lượng mỡ trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Như nhồi máu cơ tim, đột quỵ và gan nhiễm mỡ.
2. Nguyên nhân dẫn đến mỡ máu cao
Có nhiều yếu tố gây ra mỡ máu cao, trong đó bao gồm:
Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều chất béo bão hòa từ mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ và chất béo chuyển hóa từ đồ chiên rán làm tăng mỡ trong máu.
Thiếu vận động: Lối sống ít vận động gây béo phì, từ đó dẫn đến tích tụ mỡ trong máu.
Yếu tố gia đình: Nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh liên quan đến cholesterol, nguy cơ của bạn cũng cao hơn.
Sử dụng chất kích thích: Hút thuốc, uống nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ mỡ máu cao.
Bệnh lý nền: Các bệnh lý như tiểu đường, suy thận, suy gan cũng có thể gây tăng mỡ máu.
3. Biến chứng nguy hiểm của mỡ máu cao
Mặc dù mỡ trong máu cao thường không có triệu chứng rõ ràng. Nhưng nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:
Bệnh tim mạch: Mỡ trong máu cao gây hẹp động mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não.
Tăng huyết áp: Hệ tuần hoàn không hoạt động hiệu quả gây áp lực lên thành động mạch, dẫn đến tăng huyết áp.
Gan nhiễm mỡ: Lượng cholesterol dư thừa tích tụ trong gan gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
Đột quỵ: Mỡ máu cao có thể làm tắc nghẽn mạch máu não, gây đột quỵ.
4. Phòng ngừa mỡ máu hiệu quả
Để phòng ngừa và kiểm soát mỡ trong máu cao, bạn nên chú ý đến các yếu tố sau:
Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế mỡ động vật, thay vào đó sử dụng dầu thực vật như dầu ô liu, dầu hạt cải. Tăng cường rau xanh và trái cây giàu chất xơ.
Tập thể dục đều đặn: Tham gia các hoạt động thể dục như chạy bộ, đạp xe để duy trì sức khỏe tim mạch.
Không hút thuốc và hạn chế rượu bia: Hạn chế các chất kích thích giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến mỡ máu.
Khám sức khỏe định kỳ: Theo dõi chỉ số mỡ trong máu để phát hiện và điều trị kịp thời.
Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ: Một số sản phẩm như Biken Kinase Gold chứa Nattokinase chuẩn JNKA. Ngoài ra còn chứa các hoạt chất tốt cho tim mạch như dầu tía tô, quercetin, EPA, DHA. Hỗ trợ làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần và cholesterol LDL có hại, hỗ trợ làm giảm mỡ máu hiệu quả.
5. Chỉ số mỡ máu an toàn
Lipid máu được đo bằng mg/dL, với các chỉ số an toàn như sau:
Tổng lượng cholesterol: Dưới 200 mg/dL là bình thường. Từ 200 – 239 mg/dL là giới hạn cao, và trên 240 mg/dL là nguy hiểm.
LDL (cholesterol xấu): Dưới 100 mg/dL là tối ưu. Từ 100 – 159 mg/dL là giới hạn cao, trên 160 mg/dL là mức nguy hiểm.
HDL (cholesterol tốt): Từ 40 mg/dL trở lên giúp bảo vệ tim mạch.
Triglycerides: Dưới 150 mg/dL là bình thường, trên 200 mg/dL là mức nguy hiểm.
Mỡ máu cao là mối đe dọa tiềm ẩn với sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng ngừa và kiểm soát tình trạng này thông qua chế độ ăn uống lành mạnh. Lối sống tích cực và việc sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ. Hãy bắt đầu bảo vệ sức khỏe của mình ngay hôm nay!